Những khái niệm cơ bản về đá quý và ngọc

Trang sức Em và Tôi 2018-08-30 2165 lượt xem

    NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐÁ QUÝ VÀ NGỌC

    THUẬT NGỮ và ĐỊNH NGHĨA

    Ngọc và đá quý là những danh từ rất quen thuộc, gắn bó với xã hội loài người từ thời rất xa xưa, nó xuất hiện rất lâu trước khi ra đời ngành khoa học nghiên cứu về chúng. Để hiểu kỹ về đá quý và ngọc, chúng ta bắt đầu từ khái niệm cơ bản nhất là các định nghĩa về chúng.
    Ngọc là chất liệu tự nhiên có đủ phẩm chất về vẻ đẹp, độ bền và độ hiểm, | được dùng làm đồ trang sức, mỹ nghệ. Từ tiếng Anh tương ứng là “gem”.

    Đá quý là khoáng vật hoặc đá có đủ phẩm chất về vẻ đẹp, độ bền và độ hiếm, được dùng làm đồ trang sức, mỹ nghệ. Từ tiếng Anh tương ứng là “gemstone”. Thuật ngữ “đá quý” – “gemstone” – được hiểu là bao gồm cả “đá quy” – “precious stone”” và “đá bán quý” – “semi-precious stone”. Việc phân chia các đá thành hai loại: đá quý và đá bán quý được dựa trên giá trị kinh tế, trong đó đá quý có giá trị cao hơn, thường được dùng để gắn vào đồ trang sức, còn đá bán quý dùng để làm đồ mỹ nghệ. Tuy nhiên ngày nay, người ta ít áp dụng cách phân chia này, vì giá trị một loại đá quý có thể thay đổi rất nhiêu tuỳ thuộc vào chất lượng cụ thể của từng mẫu, điều đó có thể dẫn đến trường hợp: một viên đá thuộc loại bán quý với chất lượng ngọc cao có thể đạt giá trị thương mại lớn hơn một viên đá loại quý nhưng có chất lượng ngọc thấp.
    Các thuật ngữ “ngọc” và “đá quy không bắt buộc phải hiểu là đá đã qua chế tác hay còn thô, nhưng thường được coi là chất liệu đã qua chế tác.

    Từ định nghĩa trên có thể thấy thuật ngữ “ngọc” mang ý nghĩa rộng hơn, bao gồm cả các chất liệu nguồn gốc vô cơ (thành tạo từ các phản ứng hoá học vảy ra trong thế giới vô cơ như các quá trình địa chất) như khoáng vật đã _ đá quý, và cả các chất liệu nguồn gốc hữu cơ (quá trình thành tạo nó  ... Tin cộng thế giới sinh vật) như hổ phách, ngọc trai, san hô, thâm chí cả các bộ phận của động vật như ngà voi, xương, răng động vật,...
    Ngoc hoa là khoa học nghiên cứu về ngọc. Nội dung nghiên cứu bao gồm: các tính chất hoá, lý, ngọc học của chúng, các phương pháp giám định.
    các phương pháp tái tạo, các phương pháp nâng cấp chất lượng, các phươn pháp chế tác từ vật liệu thô thành sản phẩm thương mại, thị trường đá quý, có quá trình thành tạo đá quý và các vấn đề liên quan với những nội dung trên Từ tiếng Anh tương ứng là “gemmology” hoặc “gemology” (tiếng Anh – Mỹ).

    CÁC TIÊU CHUẨN GIÁ TRỊ


    Một chất liệu được gọi là ngọc khi đạt được những tiêu chuẩn giá trị chính sau:

    ĐẸP


    Đẹp là tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất cho bất kỳ loại ngọc nào. Chất liệu phải đẹp về nhiều phương diện, trong đó, trước tiên và quan trọng nhất là màu sắc đẹp, lạ, hấp dẫn. Ánh phản xạ phải mạnh, tạo độ chói hay lấp lánh khi có ánh sáng chiếu tới. Độ trong suốt cao, cho nhiều ánh sáng đi qua, càng ít các khuyết tật như độ vẩn đục, nứt nẻ,... thì càng tốt. Một số chất liệu được gọi là ngọc nhờ có các hiệu ứng quang học đặc biệt làm tăng vẻ đẹp của chúng như hiệu ứng sao, mắt mèo, ánh xà cừ, hiện tượng múa màu (play of color).

    BỀN VỮNG


    Chất liệu ngọc phải bền về mặt cơ học và hoá học. Nó phải cứng, dai, chịu được các va chạm, phải bền vững trước các tác động hoá lý của mỗi trường thường ngày như ánh sáng, không khí, nước,...

    HIẾM


    Tiêu chuẩn này có tính xã hội. Ngọc càng hiếm, càng khó kiếm thì giá trị càng cao.
    Ngoài ba tiêu chuẩn cơ bản kể trên, còn phải kể đến một số tiêu chuẩn khác như kích thước, tính thị hiếu, tính gọn nhẹ, tính ổn định về mặt giá trị kinh tế. Viên đá thô phải có kích thước tối thiểu đủ để chế tác thành sản phẩm thương mại, thường phải lớn hơn 2mm. Ngoài ra, giá trị viên ngọc càng tăng khi kích thước càng lớn. Ngọc phải đáp ứng thị hiếu của con người, loại ngọc nào càng được nhiều người ưa chuộng thì giá trị của nó càng cao. Tính ổn định về giá trị kinh tế (giá cả) cho phép dùng ngọc như một đơn vị tài chính, có thể trao đổi, tích luỹ. Tính gọn nhẹ cho phép dễ vận chuyển, bảo quản một loại mặt hàng có giá trị cao.

    PHÂN LOẠI NGỌC, ĐÁ QUÝ


    Có khoảng 200 loại ngọc khác nhau được sử dụng làm đồ trang sức, mỹ nghệ, trong đó đa số là khoáng vật và đá (tương ứng với khoảng 60 khoáng vật và đá). Tuy nhiên, do có nhiều tên gọi cho cùng một loại ngọc (phụ thuộc vào nơi khai thác, khu vực thị trường,...) nên số tên gọi lớn hơn nhiều số chủng loại. Trong số 200 loại ngọc này, chỉ có khoảng một nửa là phổ biến, có tính truyền thống, được dùng từ thời cổ xưa đến nay như kim cương, ruby, sapphire, emerald, aquamarine, alexandrit, opal, các loại granat (pyrop, rhodolit,...), spinel, topaz, turmalin, turquois, thạch anh pha lê, amethyst, lazurit, malachit, nephrit, jadeit, ngọc trai, hổ phách, san hô, huyện, ngà voi, đồi mồi,... Một số loại ngọc mới được phát hiện đưa vào sử dụng chưa lâu như tanzanit, tsavorit, charoit, brazilianit, benitoit,...hoặc một số loại khác chỉ được dùng khi có màu rất đẹp hoặc có các hiệu ứng quang học đặc biệt như hiệu ứng sao, mắt mèo, ví dụ: Scapolit, titanit, apatit, andalusit,...


    Ruby thiên nhiên
    Hình ảnh: Đá ruby thiên nhiên thô

    Ruby Facet

    Có nhiều cách phân loại ngọc và đá quý dựa trên các tiêu chí khác nhau nhằm đáp ứng các mục tiêu sử dụng khác nhau, ví dụ phân loại theo điều kiện thành tạo (nguồn gốc), theo giá trị thương mại hoặc lĩnh vực sử dụng, theo thành phần hoá học,.. Dưới đây giới thiệu một số kiểu phân loại tương đối thông dụng.

    PHÂN LOẠI NGỌC TRÊN CƠ SỞ NGUỒN GỐC

    (điều kiện thành tạo) ngọc được phân chia thành:

    Ngọc có nguồn gốc vô cơ là sản phẩm của các phản ứng hoá học trong quá trình địa chất xảy ra trong tự nhiên, bao gồm các khoáng vật và đá, có thể là đơn tinh thể hoặc tập hợp đa tinh thể, có thể là đơn khoáng (một loại khoáng vật) nhưng cũng có thể là đa khoáng (nhiều loại khoáng vật). Chúng là các đá quý. Các đá quý này có thể phân chia cụ thể hơn thành lớp, nhóm,... dựa vào điều kiện địa chất thành tạo.

    Ngọc có nguồn gốc hữu cơ được thành tạo trong tự nhiên với sự tham gia của thế giới sinh vật, thành phần thường là chất hữu cơ lẫn vô cơ, như ngọc trai, san hô, hổ phách, huyền, thân cây hoá đá,...
    Một số nhà ngọc học cũng xếp các loại ngọc làm từ các bộ phận của động vật như xương, răng, sừng, vỏ,... vào nhóm ngọc có nguồn gốc hữu cơ. 

    Review - Đánh giá
    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
      • H... Hoàng Thanh

        Hay, nay tôi mới hiểu nguồn gốc của các loại đá quý và bán quý là thế nào

        05-09-2018 13:52:40
        p... phuongvp QTV

        Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Nhớ theo dõi website để cập nhật nhiều mẫu mã mới nhất bạn nhé

        03-11-2021 17:02:17
      Tư vấn