Đặc tính của Vàng-Gold

TRANGSUCVN.COM 2018-07-18 2516 lượt xem

    Đặc tính của Vàng

    Vàng là một trong những kim quý hiếm có vẻ đẹp cao và cực kỳ dễ dát mỏng. Chính vì vậy Vàng được sử dụng trong chế tác trang sức với độ tinh xảo và công nghệ cao. Vàng có độ bền cao ở nhiệt độ bình thường và không bị xỉn màu, ăn mòn hay gỉ. Chính vì tính chất này vàng được Thế giới dùng như một món trong những món Trang sức hàng ngày khá độc đáo.

    Tính chất chung

    Tên, ký hiệu: Vàng, Au
    Phiên âm : /ˈɡoʊld/
    Hình dạng: Ánh kim vàng

    Số nguyên tử :(Z) 79
    Khối lượng nguyên tử chuẩn : 
    (±) (Ar) 196,966569(4)
    Phân loại kim loại chuyển tiếp
    Nhóm, phân lớp :11, d
    Chu kỳ : Chu kỳ 6
    Cấu hình: electron [Xe] 
    4f14 5d10 6s1
    mỗi lớp:
     2, 8, 18, 32, 18, 1

    Tính chất vật lý

    Nguyên tố hóa học của vàng: Au
    Hình ảnh: Nguyên tố hóa học của vàng: Au

    Màu sắc Ánh kim vàng
    Trạng thái vật chất Chất rắn
    Nhiệt độ nóng chảy 1337,33 K ​(1064,18 °C, ​1947,52 °F)
    Nhiệt độ sôi 3129 K ​(2856 °C, ​5173 °F)
    Mật độ: 
     19,30 g·cm−3(ở 0 °C, 101.325 kPa)
    Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 17,31 g·cm−3
    Nhiệt lượng nóng chảy 12,55 kJ·mol−1
    Nhiệt bay hơi 324 kJ·mol−1
    Nhiệt dung 25,418 J·mol−1·K−1

    Áp suất hơi
    P (Pa)
    1
    10
    100
    1 k
    10 k
    100 k
    ở T (K)
    1646
    1814
    2021
    2281
    2620
    3078

    Tính chất nguyên tử

    Cấu trúc của vàng - Gold
    Hình ảnh: Cấu trúc của vàng - Gold

    Trạng thái ôxy hóa: -1, 1, 2, 3, 4, 5 ​Lưỡng tính
    Độ âm điện: 2,54 (Thang Pauling)
    Năng lượng ion hóa Thứ nhất:Thứ nhất: 890,1 kJ·mol−1
    Thứ hai: 1980 kJ·mol−1
    Bán kính cộng hoá trị thực nghiệm: 144 pm
    Bán kính liên kết cộng hóa trị: 136±6 pm
    Bán kính van der Waals: 166 pm

    Tinh thể vàng, Cấu trúc tinh thể vàng lớn
    Hình ảnh: Tinh thể vàng, Cấu trúc tinh thể vàng

    Tuổi vàng

    Tuổi vàng được hiểu theo hàm lượng vàng có trong đó chứ không phải là thời gian tồn tại của vàng.
    Thuật ngữ Karat (ký hiệu là K) – và không phải là Carat (là 1 đơn vị đo trọng lượng của các loại đá quý hiếm) để chỉ độ độ tinh khiết của mỗi hợp chất vàng và được dùng thay thế tên gọi theo tuổi vàng tương ứng.
    Vàng thỏi, Vàng miếng 24k 9999
    Hình ảnh: Vàng thỏi, Vàng miếng 24k 9999

    Vàng nguyên chất là vàng 24K – tương đương vàng 10 tuổi hay có 100% là nguyên tố Au (trong tự nhiên độ tinh khiết tuyệt đối là rất khó nên thường chỉ có đến 99-99.9 hoặc 99.99 % là Au)

    Vàng tây


    Vàng tây là các loại hợp chất có chứa vàng, ngoài vàng còn có các nguyên tố khác như bạc, đồng, niken, paladi... được tạo ra để tăng độ cứng, độ bóng của các sản phẩm, đồng thời cũng làm cho món đồ trang sức trở nên bắt mắt hơn. Vàng tây thường được sử dụng là vàng 18K, 14K và 10K, ít khi gặp vàng tây 16K, 12K, 9K... Dưới đây chúng tôi cung cấp một số thông tin về một số loại vàng tây có màu vàng phổ biến.

    Vàng tây 18K là vàng 7.5 tuổi hay có hàm lượng vàng 75%. là loại vàng tây được ưa chuộng, có giá trị cao nhất trong các dòng vàng tây do có được màu vàng đẹp, óng, có tính đàn hồi cao. Vàng 18K được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, đặc biệt được sử dụng theo các dạng dây chuyền, mặt dây, hoa tai hoặc nhẫn rất phổ biến. Trên thị trường Việt Nam một số các sản phẩm vàng 70% hay 65% thậm chí có cả 61% cũng được người bán hàng gọi là vàng 18K, tuy nhiên đây là điều không chính xác và nhầm lẫn. Và phải chính xác lại rằng chỉ có vàng 75% mới được công nhận là vàng 18K, mọi loại hàm lượng khác sẽ không đúng là vàng 18K.

    Vàng tây 14K là vàng 5.85 tuổi hay có hàm lượng vàng chuẩn là 58.5% (một số nơi hay làm tròn thành vàng 6.0 tuổi) được sử dụng ở nhiều nước Đông Âu, Việt Nam cũng có khá nhiều người thích dùng. So với vàng 18K thì màu vàng 14K có phần nhạt hơn nhưng độ cứng lại cao hơn, do hàm lượng bạc và đồng cao hơn vàng 18K. Thị trường Việt Nam đang dần chấp nhận vàng 14K trên những món đồ chủ yếu là mặt dây, nhẫn chế tác trong nước do màu sắc và độ bền phù hợp, đồng thời chi phí lại vừa phải.

    Vàng tây 10K là vàng 4.16 tuổi hay có hàm lượng vàng 41,6%. được sử dụng phố biến ở Thị Trường Việt nam do có tính ưu trội về giá và nhiều mẫu mã phù hợp. Các sản phẩm vàng 10K hiện tại được sử dụng khá phổ biến do có giá thành tốt cho mọi tầng lớp đặc biệt là giới trẻ, mẫu mã trẻ trung và cực kỳ phong phú, các sản phẩm vàng 10K kết hợp với các dòng đá màu, đá quý phong thủy vừa có giá trị cao vừa có thể dễ dàng chế tác theo ý thích. Tuy nhiên vàng 10K màu tương đối nhạt do hàm lượng vàng thấp, hàm lượng đồng và bạc cao nên cũng có thể dễ bị sỉn màu trong quá trình sử dụng tùy theo mồ hôi cũng như sức khỏe của mỗi người sử dụng.

    Vàng Trắng


    Vàng trắng ở đây không phải bạch kim (Pt) mà cũng là vàng tây nhưng lại có màu trắng, màu trắng được tạo ra do kim loại màu trắng như bạc, Niken hoặc Paladi có trong hợp chất. Do có sự pha trộn giữa các kim loại màu trắng và nguyên tố vàng nên màu vàng trắng được tạo ta có màu trắng xám đến hơi vàng nhạt.

    Vàng trắng cũng có các loại theo tuổi như vàng tây 18K, 14K hay 10K, tùy vào hàm lượng vàng và các nguyên tố pha trộn mà màu trắng có màu khác nhau mà không phải trắng sáng như Platin. Với hàm lượng nguyên tố vàng càng lớn thì mức độ màu vàng có trong đó càng nhiều.

    Khi chế tác, các thợ kim hoàn phải đánh bóng và xi một lớp một lớp mỏng Rhodi để tạo sự trắng sáng và lấp lánh cho sản phẩm. tuy nhiên, sau khi sử dụng một thời gian, màu trắng sáng này có thể bị ăn mòn và mất đi, lộ ra lớp màu ngà vàng bên trong. Thông thường để trắng sáng lại, chúng ta nên đến các cửa hàng Trang sức vàng bạc làm mới, đánh bóng để có được màu trắng sáng nhất. Đặc biệt đối với vàng 18K thời gian ngả vàng tương đối nhanh do hàm lượng nguyên tố vàng có trong đó khá cao 75%, Cho nên chúng tôi khuyến cáo quý khách hàng nên sử dụng vàng trắng làm từ vàng 14K hoặc 10K thay vì 18K để kéo dài thời gian bị ngả vàng cũng như độ trắng sáng cao hơn.

    Trong trường hợp quý khách băn khoăn về độ ngả vàng của vàng trắng, thì quý khách có thể đi kiểm tra tuổi vàng để chắc chắn sản phẩm của mình có phải là vàng trắng thực sự hay chỉ là vàng màu xi lớp trắng. trong hàm lượng vàng trắng sẽ có tỷ lệ của Ni hoặc Pd.

    Xem thêm: Vàng trắng(Au)không phải bạch kim (Pt)

    Đặc tính vàng - Gold

    Các bảo quản trang sức vàng tây, vàng trắng

    Trong thời gian sử dụng Trang sức vàng tây hoặc đặc biệt vàng trắng cũng lưu ý khi sử dụng tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa và hóa chất mạnh để độ sáng của sản phẩm được lâu nhất. Hoặc sau khi sử dụng với hóa chất chúng ta nên rửa thật sạch bằng nước ấm và lau thật khô bằng khăn vải mềm để tránh tạo vết xước trên bề mặt..

    Đối với những sản phẩm trang sức quý khách ít sử dụng, để giữ được vẻ sáng bóng như ban đầu nên vệ sinh thật sạch bằng nước ấm hoặc nước rửa bát pha loãng rồi lau thật khô (có thể dùng máy sấy mát cho thật khô) trước khi cất.

    Review - Đánh giá
    Chọn đánh giá của bạn
    Mã xác nhận
      • N... Nguyễn văn Nam

        Giờ mới biết thế nào là vàng trắng:
        Vàng trắng ở đây không phải bạch kim (Pt) mà cũng là vàng tây nhưng lại có màu trắng, màu trắng được tạo ra do kim loại màu trắng như bạc, Niken hoặc Paladi có trong hợp chất. Do có sự pha trộn giữa các kim loại màu trắng và nguyên tố vàng nên màu vàng trắng được tạo ta có màu trắng xám đến hơi vàng nhạt.

        13-08-2018 23:05:15
        p... phuongvp QTV

        Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Nhớ theo dõi website để cập nhật nhiều mẫu mã mới nhất bạn nhé

        03-11-2021 16:22:23
      • V... Văn Minh

        Đối với những sản phẩm trang sức quý khách ít sử dụng, để giữ được vẻ sáng bóng như ban đầu nên vệ sinh thật sạch bằng nước ấm hoặc nước rửa bát pha loãng rồi lau thật khô (có thể dùng máy sấy mát cho thật khô) trước khi cất.

        19-07-2018 11:18:12
        p... phuongvp QTV

        Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi. Nhớ theo dõi website để cập nhật nhiều mẫu mã mới nhất bạn nhé

        04-11-2021 10:22:56
      Tư vấn