Đá quý, bán quý

TRANGSUCVN.COM 2014-05-11 7233 lượt xem

Tiêu chuẩn đá quý 4C

 

Tiêu chuẩn đá quý 4C

Đá quý & Đá bán quý

 

Đá quý vàn đá bán quý với sự đa dạng về chủng loại, sự phong phú về màu sắc cũng như mức độ phổ biến rất khác nhau đã đem đến cho chúng ta sự sự tò mò, cuốn hút hấp dẫn lạ thường. Con người đã biết sử dụng đá quý để làm đẹp từ ngàn năm qua và cho đến nay thì nó càng trở nên phổ biến đồng thời mang tầm nghệ thuật. 


Xét về mặt vật chất đá quý là những khoáng vật (đơn khoáng, đa khoáng) hội đủ những điều kiện dùng để cắt mài, chế tác làm trang sức, nữ trang hay vật trang trí…Ngoài các khoáng vật được dùng làm đá quý thì một số thành tạo hữu cơ cũng được sử dụng làm đá quý như: ngọc trai, hổ phách, nanh, xương, sừng các loài động vật.


Các yếu tố chính để đánh giá giá trị của một viên đá quý bao gồm:



Màu sắc đá quý, Emerald, Ruby, Diamind, Sapphire, Amethyst, aquamarine

Hình ảnh: Màu sắc đá quý, Emerald, Ruby, Diamind, Sapphire, Amethyst, aquamarine

Màu Sắc:

Mỗi một loại đá quý thường có một màu đặc trưng, đây cũng là màu đẹp nhất và giá trị nhất của loại đá đó. Như ruby thì màu đặc trưng là màu đỏ đậm và đỏ phớt tía (màu đẹp nhất thường đỏ như huyết bồ câu). Xem tiếp

Độ trong suốt độ sạch: 

Độ trong là khả năng cho ánh sáng xuyên vào bên trong viên đá. Viên đá càng trong suốt thì màu sắc càng lấp lánh và giá trị càng cao. Độ sạch là mức độ tạp chất có mặt trong viên đá, bao thể càng ít thì độ sạch càng cao. Xem tiếp

Độ chiếu (lửa – fire): 

Thể hiện khả năng phản chiếu ánh sáng của viên đá, phụ thuộc vào độ tán sắc của khoáng vật. Loại đá nào có độ tán sắc càng lớn thì lửa càng mạnh, độ lấp lánh của viên đá càng cao. Xem tiếp

Giác Cắt:

Cắt mài (cut) là phương thức mà con người làm cho vẻ bề ngoài viên đá trở nên đẹp hơn. Ngoài những yếu tố tự nhiên thì cắt mài cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá trị của viên đá, chủ yếu là do

Trọng lượng:

Trong ngành kinh doanh trang sức trên toàn thế giới, người ta thường sử dụng đơn vị đo lường là carat (viết tắt là “ct”) như một đơn vị chuẩn của việc đo lường trọng lượng của đá quý, 1.00ct = 0.20g. Xem tiếp

Độ cứng:

Sức kháng cự của đá quý với sự gạch xước hoặc sự mài mòn là độ cứng của nó, kí hiệu là H. Sức kháng cự phụ thuộc vào cường độ của lực liên kết giữa các nguyên tử với nhau. Để đơn giản hóa thì lực liên kết mạnh tương ứng với viên đá cứng. Do đó, độ cứng là một tính chất quan trọng, một trong những thuộc tính quan trọng của đá quý, bởi vì độ bền phụ thuộc vào nó rất nhiều.

Tính Hiếm:

Giá trị của đá quý còn thể hiện qua sự hiếm của nó. Loại đá nào càng đẹp càng hiếm thì càng được nhiều người săn lùng. Tính hiếm của đá quý có tính thời điểm, nó đi cùng với việc phát hiện ra các mỏ mới. Xem tiếp

Thị Hiếu:

Thị hiếu của khách hàng là yếu tố chi phối lớn đến giá trị của đá quý, đặc biệt khi thị hiếu kết hợp với tính hiếm của đá quý. Chúng ta thường hiểu thị hiếu là sự lựa chọn, sở thích của cá nhân hoặc một nhóm người nào đó, vì vậy có thể gọi thị hiếu là sở thích. Trong lĩnh vực đá quý, thị hiếu góp phần quyết định giá trị của viên đá, ví dụ: Tsavorite Garnet thì hiếm hơn emrerald, nhưng từ xưa đến nay do nhu cầu của khách hàng về emerald vẫn lớn hơn nhiều nên làm cho giá trị của nó cao hơn. Trong nhóm corundom thì ruby (màu đỏ) chất lượng tốt thường hiếm hơn sapphire màu xanh (blue), tính hiếm kết hợp với nhu cầu về đá màu đỏ đã làm cho ruby thường có giá trị cao hơn sapphire. Còn trong sapphire thì loại sapphire xanh (blue) thường phổ biến hơn các loại sapphire có màu khác, nhưng do thị hiếu của khách hàng về sapphire xanh nhiều hơn làm cho giá trị của nó thường cao hơn các loại khác.

  Công Ty Trang Sức Em Và Tôi
Review - Đánh giá
Chọn đánh giá của bạn
Mã xác nhận
    Tư vấn