Mặt dây: | Phật bà chạm khắc |
Chất liệu chính: | Ngọc cẩm thạch (Jadeite - jade) |
Kích thước: | Đang cập nhật |
Màu : | Xám - lục |
Trọng lượng: | Đang cập nhật |
Ý nghĩa đá cẩm thạch (Ngoc cẩm thạch, Jadeit)
Cẩm thạch là loại đá quý rất được ưa chuộng ở khu vực châu Á, nhiều nhất là Trung Quốc. Dân chúng của xứ sở này đã sử dụng cẩm thạch từ hơn 1000 năm nay, họ dùng chúng làm đồ trang sức hoặc giữ gìn như báu vật. Người dân Việt Nam từ xưa đến nay cũng rất ưa thích đá cẩm thạch.
Cẩm thạch (jade) là danh từ chung để chỉ hai loại đá quý riêng biệt, là jadeite và nepherite. Cẩm thạch là loại đá quý đa khoáng, nghĩa là jadeite hoặc nepherite chỉ là một trong các thành phần tạo đá, tuy nhiên hàm lượng của chúng chiếm đa số nên tên của chúng được dùng để gọi tên đá, như cẩm thạch jadeite hoặc cẩm thạch nepherite. Hiện nay trên thị trường quốc tế, jadeite được ưa chuộng và có giá trị cao hơn nepherite vì thường có màu sắc đẹp hơn, trong và cứng chắc hơn.
Nguồn jadeite phổ biến ở Myanmar, Guatemala, Nga, Mỹ. Nguồn nepherite ở Trung Quốc, Nga, Canada,New Zeland và Mỹ. Đá jadeite đẹp nhất thế giới là từ Myanmar (xem hình 1 và 2), chúng được bán vào Trung Quốc từ cuối thế kỷ 16. Việt Nam chưa tìm được nguồn cẩm thạch đẹp. Toàn bộ cẩm thạch ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Hong Kong vì đây là một trong những nơi chế tác và buôn bán cẩm thạch lớn nhất thế giới.
Thị trường Việt Nam thường dùng từ chung là cẩm thạch, thông thường khi nói đến cẩm thạch thì người ta hay nghĩ đó là jadeite chứ không nghĩ đến nepherite vì có lẽ loại này ít được bày bán.
Cẩm thạch được cấu tạo bởi những hạt và sợi cực nhỏ kết dính vào nhau. Chúng có độ cứng thấp hơn nhiều loại đá quý như kim cương, ruby, saphia, topaz, thạch anh. Tuy nhiên nhờ cấu tạo vi sợi và hạt nên chúng có độ dai chắc cao nhất, nhờ tính chất này mà người ta có thể cắt cẩm thạch thành những miếng rất mỏng.
Điều cần quan tâm nữa là cách bảo quản cẩm thạch. Khái niệm dân gian “đeo lâu ngày cẩm thạch lên nước” có thể hiểu với ý nghĩa sau: mồ hôi và sự cọ sát vào da người lâu ngày và thường xuyên có thể tác động một chút lên bề mặt đá, có thể là hơi bóng hơn hoặc hơi bị thay đổi màu, tuy nhiên không thể làm cẩm thạch tăng màu lục được. Đá cẩm thạch tự nhiên là đá đa khoáng nên có nhiều vi lỗ rỗng và khe nứt, nếu tiếp xúc nhiệt độ quá cao như nhiệt của đèn khò của thợ kim hoàn có thể làm cho đá bị nứt lớn và nóng chảy; khi phải sửa chữa nữ trang cẩm thạch thì nhắc thợ không được khò lửa vào đá. Ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng mạnh không làm phai màu đá cẩm thạch tự nhiên. Với acid mạnh, cẩm thạch có thể bị hủy hoại nhẹ. Đá cẩm thạch rất dai chắc, khó bị nứt bể khi va cham nhẹ, tuy nhiên nếu bị va đập mạnh vẫn có thể làm đá bị nứt và bể. Hầu hết cẩm thạch thường được phủ keo bảo vệ đá, tuy nhiên lớp keo lại có thể bị biến màu, bị bong ra do tiếp xúc hóa chất tẩy rửa, do va chạm mạnh. Khi cẩm thạchphủ keo bị dơ, không nên rửa bằng máy siêu âm và máy xịt hơi nước nóng vì dễ làm bong lớp keo. Trường hợp bị bong keo thì nên nhờ các thợ chế tác cẩm thạch đánh bóng lại. Còn nếu đá bị tẩm màu (màu nhân tạo) thì chắc chắn là đá sẽ bị nhạt màu dần khi đeo, tuy nhiên lâu hay mau tùy thuộc vào chất lượng màu dùng để tẩm; màu tẩm xấu chỉ cần 1 tháng là phai, màu tẩm tốt có thể lâu hơn nhiều nhưng vẫn khó phai hết được. Khi đá cẩm thạch hoặc món nữ trang cẩm thạch bị dơ, tránh dùng những chất tẩy rửa mạnh, tốt nhất thì ta nên ngâm sản phẩm với nước ấm xà phòng và dùng bằng bàn chải đánh răng chà nhẹ vào các kẻ, sau đó dùng vải mềm lau khô, có thể sấy khô bằng máy sấy tóc nhưng không để quá gần sản phẩm và không nên sấy lâu.
Nếu hiểu được các kiến thức phổ thông về cẩm thạch trên, chắc là khách hàng sẽ rất an tâm và vui sướng khi mua và đeo các sản phẩm cẩm thạch.
© 2012 Bản quyền nội dung wesite: https://trangsucvn.com thuộc " TRANG SỨC EM VÀ TÔI"
Ngọc chạm phật di lặc
Ngọc chạm phật di lặc