Ngọc trai tự nhiên
Thành phần ngọc trai tự nhiên chủ yếu là xà cừ. Người ta cho rằng ngọc trai tự nhiên tạo ra do những điều kiện tình cờ khi có một vật lạ nhỏ bên ngoài hoặc hạt cát chui vào bên trong con sò, trai và nằm luôn trong đó. Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều năm và tạo ra viên ngọc.
Ngọc trai nuôi
Ngọc trai nuôi (ngọc trai có nhân và không nhân hay có nhân mô) và ngọc nhân tạo có thể phân biệt được với ngọc tự nhiên bằng cách kiểm tra X quang. Nhân của hạt ngọc nuôi được tạo ra bởi con người và viên ngọc có hình dáng của nhân mà người ta cấy vào. Sau khi viên hạt được người ta cấy vào, con trai, sò sẽ tạo ra một vài lớp xà cừ trên bề mặt viên hạt này trước khi nó được lấy ra 6 tháng sau đó. Khi được kiểm tra bằng X quang, nhân của hạt ngọc nuôi sẽ lộ ra một cấu trúc khác với cấu trúc của ngọc tự nhiên. Nhân của viên ngọc nuôi sẽ lộ ra một tâm đặc không có các vòng đồng tâm chồng lên nhau trong khi nhân của ngọc trai tự nhiên gồm có các vòng xuyến chồng lên nhau. Một viên ngọc tự nhiên có tâm xà cừ đặc hoặc 100% trân châu. Ngọc tự nhiên cũng có hình dạng tự nhiên, kiểu viên hình tròn hiếm khi thấy.
Giá trị của ngọc trai tự nhiên
Ngọc trai tự nhiên có giá trị là loại đồ trang sức quý hiếm. Giá trị thực của ngọc trai tự nhiên tương đương với đá quý và phụ thuộc vào kích cỡ, hình dạng và chất lượng của hạt ngọc. Ngọc trai tự nhiên đang trở nên ngày càng hiếm hơn do người ta bắt trai và sò để nuôi. Do đó, cơ hội để mò ra ngọc tự nhiên ngày càng hiếm hoi. Phần lớn những viên ngọc tự nhiên được bán cho những nhà sưu tập và hiếm khi được dùng làm đồ trang sức như dây chuyền.
Nguồn gốc của ngọc trai tự nhiên
Các loại ngọc trai tự nhiên trước đây được tìm thấy khắo nơi trên thế giới. Ngày nay, việc sản xuất ngọc trai tự nhiên chỉ giới hạn ở các biển ngoài khơi Bahrain. Úc cũng là một trong những nước duy trì đội tàu lặn mò trai ngọc. Các thợ lặn mò trai của Úc lặn bắt những con sò ngọc trai để nuôi cấy ngọc trai. Mẻ sò trai ngọc bắt được tương tự như số số sò được bắt thời mò sò tự nhiên trước đây. Do đó, số lượng đáng kể ngọc trai tự nhiên vẫn được tìm thấy ở vùng biển Ấn Độ Dương thuộc Úc. Ngọc trai có thể được tìm thấy ở biển, các vùng nước ngọt lớn.
Các loại ngọc trai tự nhiên khác nhau
Ngọc trai đen, thướng gọi là ngọc trai đen Tahiti, được đánh giá cao vì chúng hiếm thấy. Việc sản xuất ngọc đen bằng nuôi cấy mang lại sản lượng thấp hơn và không thể sản xuất hàng loạt do loại sò, trai này có sức khỏe kém, khó sống sót và con sò, trai thường đào thải vật lạ chui vào tự nhiên hay do con người cấy vào. Trước khi có trai ngọc nuôi, ngọc trai đen hiếm hoi và được định giá rất cao với lý do đơn giản là con sò/trai ít khi tạo ra ngọc đen cũng như do loại sò/trai này hiếm khi tạo ngọc.
Ngọc trai đen quý hiếm hơn ngọc trai nước ngọt Ngọc trai nuôi và ngọc trai tự nhiên khác nhau ở cách tạo ngọc một cách tự nhiên hay có sự can thiệp của con người. Trong cả hai cách, sự hình thành của ngọc trai như sau: Ngọc trai được hình thành bên trong thân thể loài nhuyễn thể (lớp Hai vỏ). Đây là cách phản xạ lại để tự chữa lành các vết thương của loài nhuyễn thể bằng cách tiết ra chất bao bọc dị vật bằng những lớp cacbonat canxi (CaCO3) dưới dạng chất khoáng aragonit hoặc canxit (cả hai dạng là dạng kết tinh của cacbonat canxi) được dính với nhau bởi một hợp chất hữu cơ giống chất sừng gọi là conchiolin. Sự kết hợp của cacbonat canxi và conchiolin được gọi là xà cừ. Niềm tin thông thường rằng một hạt cát chui vào trong vỏ sẽ đóng vai trò của tác nhân kích thích tạo ngọc nhưng trên thực tế thì sự kích thích đó thường hiếm khi xảy ra. Tác nhân kích thích điển hình thường là các chất hữu cơ, ký sinh trùng hoặc thậm chí những tổn hại làm chuyển chỗ lớp màng áo sang phần khác của thân thể con vật. Các vật lạ hoặc chất hữu cơ chui vào bên trong vỏ động vật thân mềm khi nó hé vỏ ra ăn hoặc hô hấp. Ngọc trai nuôi được tạo ra bằng cách cấy một miếng biểu mô màng áo cùng với các hột làm bằng vỏ trai đã chế tác thành hình dạng mong muốn (chính xác là loại trai Cóc, vỏ rất dày khoảng 10 mm hoặc hơn, là loại trai nước ngọt sống ở sông Mississippi) được đưa vào bộ phận sinh dục của con trai bằng dụng cụ cấy đặc biệt đưa vào theo hình dích dắc để con trai không thể đào thải vật cấy ra được.
Trung Quốc cũng như ngọc trai Akoya của Nhật Bản và Trung Quốc vì thế cũng có giá trị cao hơn. Tuy nhiên ngọc trai Nam Hải còn hiếm và có giá trị cao hơn cả ngọc trai đen. Điều này đơn giản là do loài trai Pinctada margaritifera tạo ngọc đen có số lượng nhiều hơn so với loài trai Pinctada maxima tạo ngọc Nam Hải, loài này rất hiếm gặp ở các đầm phá mà thường phải lặn xuống một số ít vị trí ở tầng nước sâu. Ngọc trai đen được tạo từ loài trai Pinctada margaritifera không phải là loại ngọc trai Nam Hải mặc dù chúng thường bị mô tả nhầm lẫn là ngọc trai đen Nam Hải. Do chưa có một định nghĩa chính thức về ngọc trai từ loài trai đen nên những loại ngọc trai này đều được xem là ngọc trai Tahiti đen. Định nghĩa chính xác của CIBJO và GIA về ngọc trai Nam Hải là loại ngọc trai được tạo ra từ loài trai tạo ngọc Pinctada maxima. Màu sắc của viên ngọc Nam Hải cũng chính là màu sắc của con trai Pinctada maxima mang viên ngọc đó, đó có thể là màu trắng, bạc, hồng, vàng, kem hay là một sự kết hợp ngẫu nhiên của những màu cơ bản này, bao gồm cả những sắc màu cầu vồng của lớp xà cừ trên chính lớp vỏ của con trai.
Nhẫn vàng ngọc trai
Nhẫn vàng ngọc trai