Đá Rodocrosit,Cầu Rodocrosit
Việc phân loại đá quý thường phải đáp ứng một mục đích nhất định của người sử dụng, nhằm thiết lập một quan hệ có hệ thống nào đó giữa các loại đá quý. Các tiêu chuẩn được chọn để phân loại đá quý như vậy rõ ràng phụ thuộc vào chủ tâm chủ người xây dựng phân loại. Không chỉ giữa các nhà khoáng vật học và các nhà kinh doanh đá quý mới có các cách phân loại đá quý khác nhau mà cả các nhà sử học, các nhà mỹ học…cũng chọn cho mình một kiểu phân loại phù hợp với mục đích của mình.
Theo thống kê của nhà khoáng vật học người Bungari, Kostov (1988), cho đến nay đã có 7 kiểu phân loại đá quý khác nhau:
*Phân loại theo chữ cái:
Đó là các phân loại trong các công trình của Webster (1976), Anderson (1983) và Liddicoat (1989).
*Phân loại theo hình thái tinh thể học.
Đây là các phân loại giống như phân loại tinh thể trong các giáo trình Tinh thể học.
*Phân loại trên cơ sở thực tiễn sử dụng theo các tính chất vật lý của đá quý.
Đây là một trong những các phân loại đá quý lâu đời nhất và được sử dụng nhiều nhất. Tiêu chuẩn phân loại ở đây là các tính chất vật lý như độ cứng, tỷ trọng, độ trong suốt…, và ảnh hưởng của các tính chất này đến việc sử dụng đá quý (chế tác, công nghệ…). Các phân loại điển hình của kiểu này là của Kluge và Kievlenko.
Bảng 1.2 phân loại đá quý của Kluge (1860)
*Nhóm:
+ Đá quý thực sự
Cấp Những khoáng vật đá quý cơ bản
A: Kim cương, corindon (ruby, saphir), chrysoberyl, spinel
B: Zircon, beryl (emerald, aquamarin), topaz, turmalin, granat, opal quý
C: Cordierit, idocras, peridot, axinit, staurolit, andalusit, chiastolit, epidot,
biruza
+ Đá bán quý
Cấp
D: Thạch anh pha lê, amethyst, chrysopras, aventurin, thạch anh mắt
mèo, thạch anh hồnganh hồng, canxedon, agat, onyx, cornelian, heliotrop,
ngọc bích, opal lửa, hydrophan, opal thường, adula, amazonit, labrador,
obsidian, lazurit, hypersten, diopsit, fluorit, hổ phách.
C: Đá huyền, nephrit, serpentin, agalmatolit, steatit, dialogit, bronzit, bastit, thạch
cao dạng sợi, đá hoa, thạch cao, malachit, pyrit, rodocrosit, hematit, natrolit,
sepiolit
Bảng 1.3 phân loại đá quý theo Kievlenko (1980)
*Nhóm:
+ Đá trang sức:
Cấp Những khoáng vật đá quý
I: Ruby, emerald, kim cương, saphir
II: Alexandrit, saphir da cam, saphir lục, saphir tím, opal đen, jadeit quý
III: Demantoit, spinel, opal quý trắng, opal lửa, aquamarin, topaz, rodolit,
turmalin
IV: Chrysolit, zircon, kunzit, đá Mặt trăng (adula), đá Mặt trời (oligoclas),
beryl vàng, beryl hồng, pyrop, almandin, biruza, amethyst, chrysopras,
citrin.
+Đá trang sức & trang trí:
Cấp:
I: Lazurit, jadeit, nephrit, malachit, hổ phách, thạch anh tinh thể và
ám khói.
II: Agat, azurit, hematit, rodonit, felspat ngũ sắc, obsidian ngũ sắc, đá
granat-epidot.
+Đá trang trí:
Ngọc bích, onyx cẩm thạch, obsidian, đá huyền, gỗ hoá đá, listvenit, pegmatit vân chữ, quarzit chứa aventurin, flurit, sepiolit, agalmatolit( pagodit), đá hoa nhiều màu
*Phân loại theo nguồn gốc:
Kiểu phân loại này dựa trên nguồn gốc địa chất của đá quý, ví dụ như phân loại của Samsonov và Turinge (1984). Các phân loại này được trình bày trong các giáo trình Khoáng sản học.
*Phân loại hoá tinh thể:
Đây là kiểu phân loại thuần tuý khoa học, thường được các nhà khoáng vật học sử dụng. Có thể tìm thấy các phân loại này trong các giáo trình Khoáng vật học (Dana, Betechin, Kostov…)
*Phân loại theo lĩnh vực sử dụng:
Theo kiểu phân loại này đá quý được chia ra theo lĩnh vực sử dụng như trang sức, y học, nghệ thuật, quang học…
*Phân loại hỗn hợp:
Có những cách phân loại đá quý dựa theo vài tiêu chuẩn khác nhau, ví dụ như phân theo Tiêu chuẩn Việt Nam (xem TCVN 1994: Đá quý – Thuật ngữ và Phân loại). Gần đây (1999), Schumann W. đã chia tất cả đá quý thành các nhóm như sau
+ Các đá quý được sử dụng nhiều nhất:
Bao gồm tất cả các loại đá quý đã được sử dụng truyền thống từ trước đến nay. Các đá này thường được chế tác để gắn lên hàng trang sức hoặc thành các sản phẩm mỹ nghệ.
+ Các đá quý mới được sử dụng gần đây:
Là những loại đá quý trước đây tương đối hiếm trên thương trường nhưng đang dần trở nên thông dụng. Trong quá khứ đá quý này chủ yếu chỉ được sử dụng làm đá sưu tập, chỉ gần đây chúng mới được chế tác để gắn lên hàng trang sức.
+ Các đá sưu tập:
Có một số khoáng vật chỉ được chế tác làm đồ sưu tập vì chúng hoặc quá mềm, hoặc quá giòn hoặc quá hiếm.
+ Các đã được sử dụng làm đá quý:
Do có các kiến trúc hấp dẫn hoặc có màu sắp lôi cuốn, một số loại đá (rocks) cũng được chế tác làm hàng trang sức hoặc thành các sản phẩm mỹ nghệ, như đá hoa onyx, đá hoa phong cảnh, tuf, diorit dạng cầu, kakortokit, obsidian, moldavit, alabaster (thạch cao tuyết hoa), agalmatolit, đất sét trắng, các hoá thạch, đá gneis, charoit.
+ Các đá quý nguồn gốc hữu cơ:
Đây không phải là các khoáng vật hay các loại đá mà là các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ (liên quan đến hoạt động sống của các sinh vật), và vì vậy không có các tính chất đặc trưng của khoáng vật hay đá. Nhóm đá quý nguồn gốc hữu cơ có ý nghĩa khá quan trọng trong thế giới đá quý, nhất là ngọc trai và hổ phách. Thuộc nhóm này có san hô, gagat (than hoá thạch), ngà voi, xương động vật, odontolit, hổ phách, ngọc trai, ammolit.
From jewell.vn
Cầu Rodocrosit