Các nhà sưu tập rất tự hào về những bức phù điêu, những tượng phật, tượng các con vật độc đáo như rồng, cóc, kỳ, hươu v.v…; kích thước càng lớn càng quý, nhưng vẫn có màu xanh lý hấp dẫn và hiếm hoi. Người sành chơi việc lựa chọn vật phẩm không phải chỉ vì màu sắc mà còn vì đẳng cấp của ngọc Jade, đương nhiên màu sắc và độ trong vẫn là những tiêu chí ban đầu. Ngọc cẩm thạch còn có ý nghĩa trong sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật hướng về nhu cầu tâm linh của con người: tượng các vị thần linh, tượng phật, tượng các vị anh hùng dân tộc…
Vậy ngọc Jade có những đẳng cấp nào được phân loại theo các tiêu chí khoa học và độ quý hiếm, màu sắc ở những cấp độ khác nhau theo cảm quan của người sành chơi.
Như vậy, bên cạnh các tiêu chí khoa học, quan trọng hơn vẫn là độ đam mê của giới thượng lưu đối với họ ngọc Jade cũng thuộc hàng quý tộc trong vương quốc đá quý mà thiên nhiên đã tạo dựng.
Các cuộc đấu giá quốc tế của các hãng lừng danh như Christie, Sothby’s v.v… là nơi định hình các đẳng cấp ngọc Jade. Cũng cần nói thêm là đối với kim cương việc phân biệt đẳng cấp của chúng đơn giản hơn nhiều, ngày nay người ta còn có những thiết bị khoa học tinh vi và hiện đại góp phần phân cấp chính xác chất lượng kim cương. Nhưng đối với ngọc Jade thì cặp mắt của những nhà sưu tập sành chơi nhất lại là thiết bị tinh vi nhất!
Vậy khi nói một hàng trang sức bằng ngọc Jade thuộc đẳng cấp cao nhất thì diễn đạt bằng cách nào đây? Bằng trị giá đô la mà người ta đã thắng cuộc trong một trận đấu giá ư? Bằng tên chủ nhân của nó là một hoàng đế xứ Ba Tư hay một minh tinh màn bạc nổi tiếng? Thật không phải điều dễ dàng gì. Có lẽ không thể sa đà vào những lối đi không có đường thoát như vậy được.
Theo khoáng vật học, Ja-đê-it [ Na(Al,Fe3+)Si2O6 ] là thành phần chủ yếu của ngọc Jade Miến Điện. Ja-đê-it là khoáng vật có một lý lịch cực kỳ hiếm có. Thoạt đầu những dòng dung nham bazan tích đọng dưới đáy biển nằm cạnh một đường nứt lớn của Trái đất phân chia đại dương và lục địa. Đáy đại dương bị hút chìm theo đường nứt đó đến độ sâu trên 60km, đương nhiên ở đó không còn nước biển nữa mà chỉ có những lớp bùn biển bị vùi lấp theo và cùng chịu áp lực rất cao của khối lục địa nằm trên nên hoàn toàn bị biến chất. Khối đá bazan biến thành ngọc màu xanh lý: ngọc Ja-đê-it.
Về sau toàn bộ các lớp đá biến chất lại trồi lên theo vận động của Trái đất tạo nên dãy núi kéo dài. Ví dụ dãy núi kéo dài từ Myanma cho đến dãy núi Ural (Nga). Dọc theo dãy núi cổ có thể tìm thấy ngọc Ja-đê-it. Với lý lịch kỳ bí đó, ngọc Ja-đê-it rất khó tìm thấy, mà nếu tìm thấy thì cũng rất hiếm