Peridot (Peridot)
Peridote
Peridot (Peridote)Công thức : Mg2SiO4
Tên gọi: Trong các tài liệu khoáng vật học của Anh và Đức, người ta gọi olivin kim hoàn – magie và sắt silicat – là peridot. Thỉnh thoảng mới gặp các tinh thể peridot hình trụ ngắn màu vàng sẫm, lục ánh vàng hay phớt lục, được dùng trong nghề kim hoàn. Theo một trong những giả thiết, thuật ngữ “peridot” được hình thành từ từ Hy Lạp peridona – “đem lại sự sung túc”. Theo một giả thuyết khác thì peridot xuất phát từ từ Arập faridat – “đá quý”. Peridot quen thuộc với con người từ xa xưa. Một trong những mỏ quan trọng hơn cả nằm trên đảo Zebergat (đảo Saint) trên Biển Đỏ đã đwocj biết cách đây khoảng 3500 năm. Peridot cũng được khai thác cả ở Oxtraylia, Braxin, Hoa Kỳ. Ở miền Nam Châu Phi, thường gặp peridot lẫn với kim cương. Những biến thể hiếm của peridot là peridot “mắt mèo” và peridot ánh sao.
Tên gọi khác: - Peridot Cashmire – peridot trong suốt đẹp tìm thấy ở Cashmire
- Olivin - trong từ nguyên học bằng tiếng Đức peridot là biến thể olivin có chất lượng kim hoàn.
- Forsterit - peridot đôi khi được cho là biến thể của khoáng vật này.
Những đặc điểm chính: Đặc điểm riêng quan trọng nhất của peridot là khúc xạ ánh sáng kép, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.
PERIDOT
Tên gọi xuất phát từ tiếng Hy Lạp “đá vàng kim”, tên khác là chryso1 tên khoáng vật tương ứng là olivin.
Thành phần hoá học: Là hợp phần trung gian của dãy đồng hình khoáng vật forsterit Mg [SiO] - fayalit Fe,[SiO3. Thành phần hoá học của khoáng vật olivin biến đổi rộng nhưng đá quý tương ứng thì không chứa quá 12 – 15% FeO. Tạp chất: Mn, Cr, Ca, Ni, Co.
Cấu trúc, hình thái tinh thể: Kết tinh ở hệ trực thoi, tinh thể dạng làng trụ ngắn, song tinh theo (100), (011), thường tạo thành tập hợp hạt, khối.
Tính chất vật lý và quang học: | Độ cứng 6,5 – 7, giòn. Tỷ trọng 3,19 – 4,15, phụ thuộc vào thành phần hoá học, phổ biến 3,34 (-0,03, +0,14). Cát khai không hoàn toàn theo (010) và (100), vết vỡ vỏ sò. | Tinh thể hai trục, chiết suất ng = 1,690 ++ 0,020, np = 1,654+ 0,020, ng – np = 0,036, ánh thuỷ tinh, ánh mỡ. Độ tán sắc D = 0,020. Có khi có hiệu ứng mắt mèo. Trong suốt đến bán trong. Màu vàng,
Hình 3.9. Dạng quen màu lục với các sắc khác nhau, lục vàng, nâu đỏ
của tinh thể peridot phớt vàng, xanh cỏ úa, xám nâu. Màu gây bởi Fe2+, Fe3+. Tính đa sắc thể hiện rõ. Phổ hấp thụ gồm các vạch 453, 473, 493, 529, 653nm. Trở dưới tia cực tím.
Nguồn gốc: peridot gặp trong các đá xâm nhập thành phần siêu bazơ, bazơ (cùng với pyroxen, labrado, leicit, ilmenit, cromit, penlandit,...), calciphir (tổ hợp với granat, pyroxen, calcit, dolomit), kimberlit (với pyrop), trong sa khoáng.
Peridot gặp nhiều ở miền Nam Việt Nam, được thành tạo liên quan chủ yếu với basalt kiềm, basaltit và các đá tut vụn kết ở các nón núi lửa thuộc thành hệ basalt kiệm và siêu mafic kiềm lục địa tuổi Cenozoi, chúng cộng sinh chặt chẽ với saphir, zircon. Ngoài ra, còn gặp peridot trong lamprophyr kiềm thuộc phức hệ Cốc Pia, Tây Bắc Việt Nam. Hầu hết chúng có màu xanh nõn chuối đến vàng chanh, trong suốt, kích thước đạt đến 6 – 7cm, chất lượng ngọc khá cao
Tính chất vật lý:
- Độ cứng : 6,5 – 7,0 - Tinh hệ : Trực thoi
- Tỷ trọng : 3,3 g/cm3 - Ánh : Thuỷ tinh
Tính chất chữa bệnh: Người ta cho rằng đeo đồ trang sức gắn peridot có lợi cho việc điều hoà hoạt động của hệ tim mạch và huyết áp. Chúng có tác động tốt đối với cơ thể trong điều trị các bệnh cảm cúm, bệnh ở mắt và cột sống. Có ý kiến cho rằng, peridot cắt cơn hen suyễn.
Tính chất khác: Đồ trang sức bằng peridot tăng cường sức mạnh tinh thần và phát triển linh cảm. Chúng làm dịu cơn giận dữ, đem lại thành công trong tình bạn và hôn nhân. Thuở xưa người ta tin rằng, peridot có sức mạnh phá hủy phép ma thuật. Từ loại đá này người ta làm ra bùa hộ mệnh - đục lỗ vào mảnh đá, luồn qua lỗ sợi lông của con lừa và đeo vào tay trái. Tiếng tăm của lá bùa – peridot vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay. Loại đá này không hiếm khi được dùng như hộ phù trừ xui.
Trang Sức Em Và Tôi