Gia trạch luận
Gia trạch luận
Linh cảm hay còn gọi là “giác quan thứ 6” là một trạng thái kỳ lạ mà khoa học vẫn chưa đưa ra được những lý giải thỏa đáng. Có đôi lúc, vừa bước vào một căn nhà, trong người bạn có cảm giác bần thần, kì lạ. Một linh cảm nào đó khó diễn đạt thành lời. Đấy là sự thay đổi trong tâm thức mà chỉ có bản thân mỗi người hiểu được, nhận ra được.
Trong phong thủy, nếu một người bước vào nhà mà có cảm giác “nổi gai”, bần thần, nhức mỏi, đau bụng… thường nôm na đại loại gọi là: “hàn, noãn, cô, tịch…” (lạnh, ấm, khô, vắng…) thì nhà có vấn đề. Thứ trực cảm này có thể là hung có thể là cát. Mấy chữ “lạnh, ấm, khô, vắng…” ngụ ý không được bình thường.
Ví như ngôi chùa trên núi cao nhất định phải vắng vẻ. Ngược lại, trụ sở một công ty thương nghiệp mà vắng vẻ thì không hay, phải sung túc tấp nập người mua kẻ bán. Tóm lại cần lạnh thì nên lạnh cần ấm thì phải ấm. Những ý trên đó vừa nêu ra, các nhà khoa học khó khi nào chứng minh và lý giải được điều này. Nhưng trong khoa phong thủy có thể diễn giải theo cách khoa học riêng đó là phong thủy nội ngoại thất tự nhiên.
Trong những bài viết của tác giả Ngô Bạch cũng đã nghiên cứu sâu những linh cảm về Gia Trạch như sau:
1. Phòng ngủ của nữ, tối kỵ cảm giác “cô, hàn” (cô đơn, lạnh lẽo)
2. Phòng ngủ không nên lát đá quá trắng, khiến người ta có cảm giác trống trải, không thực.
3. Không nên nằm gường sắt vì nó lạnh và cứng, bất đắt dĩ nằm tạm thời.
4. Trường sở công cộng có không khí thích hợp.
5. Chữ ” tịch” (vắng vẻ) hoàn toàn không nói về sắc thái, khoảng cách, bố trí, mà ngụ ý bất cân xứng “lớn, nhỏ”. Ví dụ: quá nhiều phòng mà ít người ở sẽ có cảm giác vắng lạnh.
6. Nhà hẹp và sâu khiến có cảm giác đơn điệu, thiếu chỗ dựa.
7. Phòng khách quá rộng sinh cảm giác lạnh nhạt.
8. Nền nhà phải cao hơn bình địa, phía trước nhà nhất thiết phải có khoảng trống.
9. Trong nhà ấm áp thì người dễ thích nghi, nếu nhân khẩu quá nhiều sẽ gây cảm giác chật chội gò bó.
10. “Khô” hàm ý sắc thái u ám, màu sắc ở nhà ở trên nguyên tắc lấy màu nhạt làm chính, sau đó phối hợp với màu đậm sẫm của các vật dụng.
11. Bàn có 2 cái, một tròn một vuông gây cảm giác “khô”, không muốn ngồi lâu.
12. Cửa vòm (hình tròn) có hai loại: nội thất và ngoại thất. Cửa vòm ngoại thất là thứ bố trí giữa cổng và trong nhà. Nếu bố trí loại cửa vòm này, phải có tường nối liền vào đến nhà, không thể đứng cô lập trơ trọi.
13. Cửa vòm ngoại thất, gần đó phải bằng phẳng, rộng rãi, không được có cây lớn và cây cao.
14. Cửa vòm ngoại thất, bên trên có loại cây dây leo bám vào.
15. Cửa vòm ngoại thất kỵ với gần nhà.
17. Cửa vòm cửa cuốn dù ngoại thất hay nội thất, đều phải tròn trịa, không được khuyết méo.
18. Phòng khách ở phía trước không nên làm cửa vòm, có thể làm ở phía sau.
19. Cửa vòm nội thất cũng phải có tường liền với giá sách, không thể đứng cô lập trơi trọi.
20. Trước và sau phòng ngủ, không nên làm cửa vòm, vì kẻ khác dễ nghe trộm lời trò chuyện của chủ nhân.
21. Không làm liền 3 cửa vòm thành một đường thẳng, gọi là cách “Xuyên cung” xấu
22. Nhà hình vuông mới khả dĩ làm cửa vòm.
23. Cửa vòm nội thất chỉ có thể làm vật trang trí, không phải là cửa có thể đóng mở.
24. Cổng chỉ nên mở về phía trong, ngụ ý nghinh tiếp.
25. Ngoài cửa, cổng, nếu có tượng sư tử, nên đặt quay mặt ra ngoài, ngụ ý nghinh tiếp.
26. Trước cửa nếu có bậc thềm, tức độ rộng phải bằng chiều rộng của nhà.
27. Trong nhà không nên nhìn một lúc thấy hai cái gương.
28. Trong phòng không nên treo 2 chiếc đồng hồ tường.
29. Vật trang trí trong nhà kỵ lấn át nhau.
30. Trong một phòng, không nên mở cả hai cửa cùng lúc, khiến người ngồi bên trong tâm thần bị phát tán.
31. Nhà ở đang hưng thịnh dần, không nên dời đi nơi khác. Dù nhà rộng rãi, vị tấc đã hay, phàm tại tốn tỵ (phương Đông Nam) không nên có lầu cao, cây lớn.
32. Trong nhà cầu thang không được chĩa ra ngoài.
33. Dưới cầu thang không nên có hồ cá.
34. Trong nội thất bên trong nhà có hình dạng nhà chữ Z chủ bị bất an, suy nhược…
35. Nhà màu nước sơn cũ kỹ, đóng rêu mốc tối tăm, âm u, hôi hám. Là cảm giác nhà có hương linh phảng phất.